Thiết bị công nghiệp MK
Chuyên các dòng máy nén khí
Hệ thống khí nén công nghiệp
Thiết Bị Công Nghiệp MK

Các Lỗi Thường Gặp Ở Máy Nén Khí Piston Puma Và Cách Khắc Phục

Thứ Bảy, 18/05/2024
Thiết Bị Công Nghiệp MK

 

Máy nén khí piston Puma là dòng máy được ưa chuộng bởi độ bền bỉ và hiệu quả hoạt động cao. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, không thể tránh khỏi những sự cố hư hỏng. Dưới đây là một số lỗi thường gặp ở máy nén khí piston Puma và cách khắc phục:

Máy nén khí piston Puma không hoạt động:

  • Nguyên nhân:

Máy nén khí piston Puma không hoạt động có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, lỗi thường gặp cơ bản là thiết bị không được kết nối với nguồn điện: Điện bị chập cháy, đứt dây, mất pha, lỏng chân tiếp xúc,... hoặc một vài nguyên nhân như khởi động từ bị hư/cháy, rơle bị hỏng/nhảy, motor không hoạt động

  • Cách khắc phục:

Kiểm tra lại nguồn điện các vị trí có khả năng chập cháy, đứt dây.... Nếu nguồn điện bị ngược pha thì thực hiện đảo lại pha cấp cho máy. Song song cần kiểu tra kỹ các thiết bị liên quan như khởi động từ, rơ le máy nén khí, motor và nguồn dây điện kết nối có thể bị đứt dây đồng bên trong(ta dùng đồng hồ đo điện đo thông mạch để kiểm tra)

Nhiệt độ của máy nén khí tăng cao:

  • Nguyên nhân:

Khu vực phòng máy có nhiệt độ cao

Hệ thống giải nhiệt làm mát máy nén khí bị hỏng.

Không thường xuyên thay thế dầu định kỳ khiến máy nhanh bị nóng khi vận hành

Lượng dầu trong máy quá ít không đủ để làm mát thiết bị.

Không thường xuyên vệ sinh bộ làm mát, bị nghẽn dầu, bụi bẩn nhiều

Máy chạy quá tải lượng hơi tiêu thụ nhiều hơn công suất nén của máy khiến máy hoạt động liên tục

Đấu ngược pha khiến máy chạy ngược làm cho quạt puli đầu nén ko thể quạt làm mát đầu nén khi đang chạy

  • Cách khắc phục:

Nên đặt máy nén khí ở những nơi thoáng mát, máy cần lắp thêm hệ thống thông gió hoặc xung quanh phòng máy có các thiết bị làm mát, để phòng đặt máy đạt nhiệt độ phù hợp ko quá cao. Thực hiện lịch bảo dưỡng đứng thời hạn, thay dầu máy thường xuyên theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Máy nén khí piston ngừng đột ngột:

  • Nguyên nhân:

Do nguồn điện bị chạm chập hoặc mất pha dẫn tới máy đang chạy bị ngừng (thường sẽ dẫn tới hư motor hoặc khởi động từ)

Máy nén khí đã làm việc với áp lực cao trong thời gian dài.

Nhiệt độ máy nén khí tăng quá cao, hoặc nhiệt độ phòng máy quá cao.Đây cũng là nguyên nhân khiến máy nén khí trục vít cũng bị dừng đột ngột

Máy nén khí không được bảo dưỡng thường xuyên bán nhiều bụi bẩn khiến máy không thể hoạt động.

  • Cách khắc phục:

Kiểm tra nhiệt độ phòng máy, nếu nhiệt độ quá cao phải thực hiện cách khắc phục để giảm nhiệt độ phòng máy. Trang bị thêm quạt hút để có thể hút hơi nóng ra ngoài, làm giảm nhiệt độ trong các phòng kín

Lên lịch vệ sinh máy nén khí thường xuyên và định kỳ.                       

Máy không được chạy liên tục quá 10 phút và phải được nghỉ ít nhất 3 phút giữa mỗi lần chạy. Nên cho máy được nghỉ ngơi 5 – 10 phút sau khoảng 1h làm việc

Khi hơi bị lẫn dầu khi sử dụng:

  • Nguyên nhân:

Hơi bị lẫn dầu trong khi sử dụng của máy nén khí piston , nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do bạc hơi và bạc dầu gắn trong piston chạy lâu năm dẫn đến bị mòn , hở, dẫn đến dầu trong đầu nén theo đường hơi xuống bình chứa

  • Cách khắc phục:

Kiểm tra tháo đầu piston ra thay mới bạc dầu và bạc hơi , giúp cho xi lanh khi nén luôn được kín không bị dầu trong đầu nén trào ngược lên theo đường hơi

Lượng dầu trong máy nén khí piston tối thiểu phải trên ½ mắt nhớt, tối đa là ¾ mắt nhớt, thực hiện xả bớt phần dầu thừa trong máy nếu vượt quá ¾ mắt nhớt.

Nước có lẫn nhiều trong khí nén đầu ra:

  • Nguyên nhân:

Khí hậu nóng ẩm, độ ẩm trong không khí cao chứa nhiều nước

Không thực hiện thao tác xả nước đáy bình thường xuyên

Van xả nước tự động của máy nén khí bị hư hỏng.

  • Cách khắc phục:

Xả nước đáy bình định kỳ: 1 à 3 lần / 1 ngày, kiểm tra và vệ sinh van xả tự động phải thay mới nếu đã bị hư hòng. Đối với khách hàng cần lượng khí sạch nên lắp thêm hệ thống máy sấy khí và lọc khí để có lượng khí sạch và khô ráo

Máy nén khí piston bị xì hơi:

  • Nguyên nhân

Rò rỉ ở các khớp nối: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây xì hơi ở máy nén khí piston. Các khớp nối có thể bị lỏng do rung động, va đập hoặc do lắp đặt không đúng cách.

Vòng đệm bị mòn: Vòng đệm là bộ phận đảm bảo độ kín khít cho các chi tiết trong máy nén khí. Theo thời gian, vòng đệm có thể bị mòn do ma sát và nhiệt độ cao, dẫn đến xì hơi.

Hư hỏng van: Van nạp và van xả khí có thể bị mòn, gỉ sét hoặc bị hỏng do va đập, khiến khí nén bị thoát ra ngoài.

Lỗ hổng trên thân máy: Do va đập mạnh hoặc do lỗi sản xuất, thân máy nén khí có thể bị nứt hoặc thủng, dẫn đến xì hơi.

Hệ thống lọc khí bị tắc nghẽn: Khi hệ thống lọc khí bị tắc nghẽn, áp suất trong bình chứa khí có thể tăng cao, khiến các khớp nối bị lỏng và xì hơi.

  • Khắc phục:

Kiểm tra các khớp nối: Sử dụng dung dịch nước rửa chén pha loãng để kiểm tra các khớp nối. Nếu phát hiện chỗ nào bị xì hơi, hãy tháo ra quấn thêm keo su non và lắp đặt lại hoặc thay thế bằng khớp nối mới.

Thay thế vòng đệm: Nên thay thế vòng đệm định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Khi thay thế, cần sử dụng vòng đệm chính hãng và có kích thước phù hợp.

Sửa chữa hoặc thay thế van: Nếu van bị mòn, gỉ sét hoặc bị hỏng, cần được sửa chữa hoặc thay thế bằng van mới.

Bịt kín lỗ hổng: Nếu thân máy bị nứt hoặc thủng, cần được hàn hoặc thay thế bằng thân máy mới.

Vệ sinh hệ thống lọc khí: Nên vệ sinh hệ thống lọc khí định kỳ để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt nhất.

Trên đây chỉ là một số lỗi thường gặp trên máy nén khí. Hi vọng rằng nó sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình sửa chữa máy nén khí nếu gặp sự cố. Liên hệ với chúng tôi nếu bạn gặp bất kỳ sự cố nào hoặc muốn mua máy nén khí hotline 0784715566.

 

TIN LIÊN QUAN

Danh sách so sánh
Messenger