Máy nén khí Piston: Những Lưu Ý Khi Sửa Dụng Máy Nén Khí
1.Máy nén khí Piston là gì?
Máy nén khí piston là loại máy nén hơi có công suất từ 1/2HP – 30HP. Đây là thiết bị có chức năng tăng áp suất chất khí, từ đó giúp tạo năng lượng cho dòng khí tăng lên và khiến dòng khí đó tăng áp suất.
Việc sử dụng máy nén khí piston sẽ giúp người dùng tiết kiệm được tối đa công sức trong quá trình làm việc. Máy nén khí chuyên dụng được sử dụng rất nhiều tại các cửa hàng sửa chữa xe máy. Bởi những ưu điểm như thời gian nén hơi nhanh, dung tích bình chứa lớn và lượng khí nhiều.
2.Cấu tạo của máy nén khí Piston
Hiện nay, máy nén khí piston được chia thành 2 loại: máy nén 1 cấp và 2 cấp. Cấu tạo máy nén piston của 2 dòng này như sau:
- Máy nén khí 1 cấp: gồm có các bộ phận Piston, xilanh, thanh truyền, con trượt, van nạp khí, tay quay, con đẩy, van xả khí,…
- Máy nén khí 2 cấp: Piston, cần đẩy, xilanh, con trượt, tay quay, thanh truyền, phớt, van xả, van nạp, bình làm mát khí,…
Từ thành phần cấu tạo máy nén khí piston của 2 dòng trên, có thể thấy rằng cấu tạo của máy nén hơi đơn giản hơn rất nhiều so với máy nén khí trục vít.
Nếu chỉ nhìn vào bề ngoài của máy nén hơi piston thì người dùng khó có thể phân biệt đâu là dòng máy 1 cấp và 2 cấp. Tuy nhiên, mọi người có thể quan sát và phân biệt 2 dòng máy này là bộ phận làm mát khí.
Bình làm mát khí sẽ chỉ được trang bị ở dòng máy nén 2 cấp, còn máy nén hơi 1 cấp sẽ không có bộ phận này.
3.Nguyên lý làm việc của máy nén khí Piston
Đối với cả 2 dòng máy nén piston 1 cấp và 2 cấp thì chúng đều hoạt động dựa trên sự di chuyển tịnh tiến trái phải hoặc lên xuống của piston. Trong quá trình piston di chuyển thì áp suất và thể tích bên trong buồng khí sẽ thay đổi và không khí sẽ bị nén lại trong buồng nén.
Khi áp suất trong buồng nén lớn hơn áp suất van xả thì van xả sẽ được mở ra và khí nén sẽ được đẩy ra hệ thống ống dẫn. Sau đó, một chu trình nén hơi lại được bắt đầu thực hiện lại
Tuy nhiên, 2 dòng máy nén khí piston này có 1 điểm khác biệt về nguyên lý hoạt động như sau:
- Máy nén 1 cấp: Không khí sẽ được hút trực tiếp từ môi trường bên ngoài thông qua bộ lọc khí và tới piston. Lúc này sẽ tiến hành nén khí và đẩy ra bình chứa khí nén và khí nén chỉ nén được 1 lần duy nhất.
- Máy nén 2 cấp: Không khí sẽ đi từ môi trường bên ngoài vào trong máy nén, đi qua bộ lọc sau đó đến piston. Sau đó, không khí sẽ được nén ở áp suất và nhiệt độ cao rồi qua bình làm mát. Lúc này, bình làm mát có nhiệm vụ làm mát khí nén rồi truyền tới piston thứ 3. Tại đây không khí được nén với áp suất cao hơn, rồi được đẩy qua hệ thống ống dẫn tới bình chứa khí nén.
4.Vận hành máy nén khí piston
Thực hiện đấu điện vào nguồn điện:
Máy sử dụng điện 3 pha phải có áp tô mát đi kèm, dây dẫn điện phải có tiết diện đủ lớn, phù hợp với công suất của máy nén khí, tránh gây ảnh hưởng tới quá trình suy hao điện dẫn hoặc gây cháy nổ.
Tiếp đó, kỹ thuật viên làm nhiệm vụ vận hành thiết bị sẽ đấu 3 pha lửa (pha nóng) vào 3 đầu ra của khởi động từ của máy nén, dây mát của nguồn điện được đấu vào đầu dây chờ còn lại của máy nén.
Sau đó, người dùng thực hiện đóng điện chạy thử để kiểm tra chiều quay của động cơ, hoạt động của máy nén nhằm đảm bảo luôn có khí mát được thổi vào đầu nén để giải nhiệt cho xy lanh và piston.
Còn trong trường hợp động cơ của máy quay ngược chiều thì người dùng phải ngắt điện, đấu đảo 2 dây pha bất kỳ trong 3 dây pha lửa cho nhau.
Điều chỉnh rơ le áp suất:
Điều chỉnh áp suất của máy nén piston có thể được thực hiện trên rơ le hoặc trên bảng điện tử (đối với máy nén hệ tự động). Đối với máy sử dụng rơ le cơ thông thường thì người dùng cần thực hiện theo hướng dẫn sau: dùng tô vít mở nắp rơ le, vặn ốc theo chiều kim đồng hồ để tăng áp và ngược chiều kim đồng hồ để giảm áp.
Song song với quá trình đó, người dùng cần phải thực hiện từ từ để quan sát và thấy được sự thay đổi trên đồng hồ biến áp. Mức áp suất thông thường cho hệ thống máy nén khí piston Puma,… chỉ nên đặt dưới 10kgf/cm2.
Mở van xả nước ở đáy bình định kỳ 2 – 3 ngày/lần để tránh nước ngưng tụ quá lâu làm oxy hóa bình chứa khí nén.
5.Những lỗi và cách khắc phục khi sử dụng máy nén khí piston
Máy nén khí bị chết
Khi gặp phải hiện tượng này, khách hàng có thể bình tình kiểm tra vấn đề liên quan đến đường điện
- Nguồn điện cung cấp: kiểm tra nguồn điện và các cầu chì là được.
- Công tắc áp suất: kiểm tra cài đặt trên bộ công tắc áp suất và áp suất thực tế trên bình dầu. Hầu hết các bộ công tắc áp suất đều có thể được vận hành bằng cách đẩy hoặc vặn.
Máy nén khí kêu to
Nếu thấy máy chạy phát ra tiếng to hơn bình thường tức là máy bạn đang gặp chút vấn đề, bạn cần kiểm tra các yếu tố sau đây:
- Kiểm tra lại vị trí đặt máy, dây đai, các bu lông bắt ốc, puli,…có chắc chắn không
- Nếu âm thanh phát ra từ máy nén khí, kiểm tra mức dầu đầu tiên. Nếu âm thanh xuất hiện hoặc biến mất ở một mức độ nhất định, kiểm tra van khí vào và ra, độ rung của các Piston.
- Kiểm tra lại các vòng bi để xác định nguyên nhân độ ồn có từ những vòng bi này gây ra hay không.
Mức độ tiêu hao của dầu máy
Nếu dầu máy bơm hơi dây đai hao nhiều, nó thường do các nguyên nhân:
- Rò rỉ dầu
- Hao dầu (dầu thoát ra ngoài khí nén).
- Khi hiện tượng này xảy ra, khách hàng cần kiểm tra rò rỉ ở các van, trục và phớt.
Điều này do một số nguyên nhân sau:
- Mức dầu đổ quá cao.
- Sử dụng dầu sai chủng loại. Dầu có độ nhớt quá thấp hoặc không chuyên dùng cho máy nén khí Piston.
- Nhiệt độ máy chạy quá cao.
- Mòn bề mặt xi lanh.
Máy nén khí không tạo áp và không có khí thổi ra bộ lọc hút
Kiểm tra van hút hoặc bộ lọc xem có bị vỡ, mòn hoặc bẩn không.
Máy nén khí không bơm đủ lưu lượng khí hoặc bị rò rỉ một số chỗ.
Đầu tiên, bạn cần kiểm tra rò rỉ. Nếu không có rò rỉ, bạn cần kiểm tra:
- Kiểm tra van đầu vào và đầu ra
- Kiểm tra các miếng đệm/ gasket
- Kiểm tra van khí hút vào
Khi máy nén khí dừng, khí thoát ra ở van không tải/ công tắc áp suất. Thường thì không có vấn đề gì với van không tải/ công tắc áp suất. Vấn đề thường là do van một chiều bên trên bình chứa khi.
Nhiệt độ xi lanh cao
Nhiệt độ xilanh máy nén khí cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của máy nén khí bởi đây là bộ phận trên đầu máy quyết định hiệu quả làm việc. Nguyên nhân cần kiểm tra:
- Nhiệt độ môi trường cao
- Miếng đệm trên đầu xi lanh vỡ
- Rò rỉ/ vỡ/ bẩn van xả
Nước trong khí nén
Thường trong không khí luôn chứa rất nhiều hơi nước, khi đi vào máy nén khí hơi nước đó sẽ ngưng tụ và đọng lại trong máy nén khí. Kết cấu bình chứa khí nào cũng có một chiếc van xả nước.
Bạn cần thường xuyên lưu ý xả toàn bộ nước đọng lại trong bình chứa khí hoặc lắp một chiếc van xả nước tự động để khắc phục vấn đề này
6.Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ máy nén khí piston
Thay dầu mới cho máy
Công việc này được tiến hành sau khoảng 1000 giờ hoạt động với các bước cụ thể như sau:
- Cho máy chạy một lúc rồi tắt đi để làm ấm dầu máy.
- Vặn ốc xả dưới đáy bình và dùng khay để hứng. Đợi dầu chảy ra hết thì vặn ốc lại vị trí ban đầu.
- Mở nắp trên đỉnh khoang dầu, đổ từ từ dầu vào khoang chứa.
- Quan sát cho đến khi lượng dầu đổ vào máy đạt mức yêu cầu thì đừng lại. Cuối cùng, đóng chặt nắp khoang dầu.
Lưu ý: Nên sử dụng loại dầu chuyên dụng dành cho máy nén khí theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Vệ sinh lọc máy nén khí
Lọc gió máy nén khí có tác dụng bảo vệ cụm đầu nén, lọc dầu máy nén khí và các chi tiết bên trong khỏi sự tấn công của bụi bẩn bên ngoài. Do vậy, khi bảo dưỡng máy nén khí mini piston không thể bỏ qua công đoạn vệ sinh lọc gió. Cách làm như sau:
- Vặn ren nối giữa đầu máy và lọc gió.
- Lấy bộ lọc gió ra và làm sạch hết dị vật, bụi bẩn trong lọc gió. Lưu ý: Cần thực hiện nhẹ tay để không làm hư hỏng lọc gió.
- Lắp lại bộ lọc vào máy. Nếu lọc gió quá cũ, hoạt động kém hiệu quả thì tốt nhất nên thay mới.
Thay dây curoa
Bạn cần phải kiểm tra xem dây có đủ độ căng hay bị sờn rách không. Nếu thấy có hiện tượng thì nên thay mới dây. Việc thay thế cũng khá đơn giản, cụ thể như sau:
- Vặn ốc vít quanh lồng và tháo lồng ra.
- Kiểm tra tình trạng của dây.
- Để thay dây mới, chỉ cần nắm thật chắc dây rồi kéo mạnh về phía bánh đà, đồng thời quay bánh một chút là dây đai được tháo rời khỏi máy.
- Chuẩn bị dây đai mới, lắp một đầu vào puly. Tiếp đó, kéo căng đầu còn lại trên lên bánh đà và quay bánh xuôi chiều, dây đai sẽ vào vị trí cố định.
Xả nước đọng thường xuyên
Hơi nước đọng nhiều trong bình chứa sẽ làm giảm công suất của hoạt của máy. Vì vậy, bạn cần phải chú ý và xả nước đọng thường xuyên.
Cách thực hiện: Mở van xả dưới đáy bình để nước xả ra ngoài. Sau khi hết thì đóng van xả lại là được.
Kiểm tra vòng bi động cơ
Bạn cần phải thường xuyên kiểm tra và tra dầu vào các ổ trục trong động cơ. Nên sử dụng đúng loại mỡ bôi trơn để nó hoạt động tốt nhất. Nếu vòng bi bị mài mòn thì nên thay mới ngay.
Vệ sinh thân máy
Dùng một tấm vải khô lau sạch toàn bộ phần bên ngoài máy. Phần đầu nén và lá tản nhiệt cũng phải được làm sạch kỹ để giúp máy vận hành trơn tru.